Thách thức và cơ hội cho các Startup ngành Argritech tại Techfest 2017

08/06/2017, 09:39:39

Theo nhận định chung của các chuyên gia Khởi nghiệp, các Startup cần phải đưa ra được ý tưởng đủ hấp dẫn để tạo sự chú ý của các nhà đầu tư là diều quan trọng nhất, đi vào nghiên cứu phải có sản phẩm nghiên cứu, được những sản phẩm chiếm lĩnh thị trường và có doanh thu. Cũng như vậy, với các startup làng nông nghiệp – Argritech, các sáng kiến cần ưu tiên giải quyết các nhu cầu cấp thiết của người nông dân trong trồng trọt và chăn nuôi.

Tại buổi tọa đàm cùng với các chuyên gia khởi nghiệp Làng Agritech, Sự kiện Techfest Việt Nam, tại hội trường Grand Plaza. Các chuyên gia đánh giá những khó khăn của các bạn trẻ, các startup. Khó khăn ở đây là làm sao những sáng chế cần phải được ứng dụng vào thực tế giải quyết những bất cập ngay trước mắt của đại đa số nông dân Việt Nam. Những sáng chế, ý tưởng không chỉ nhắm đến mục đích tăng năng suất và sản lượng, giảm nhân công lao động mà còn phải đảm bảo thân thiện với môi trường.

 

Các diễn giả tại Techfest

Các diễn giả đánh giá những khó khăn Startup tại Techfest

 

1. Nhìn nhận đúng đắn về Cách mạng nông nghiệp 4.0 tại Việt Nam.

Phân tích và đánh giá quá trình khởi nghiệp thành công, diễn giả, TS. Đỗ Ngọc Chung – Chủ tịch HĐTV kiêm Cố vấn kỹ thuật của Công ty TNHH Toàn Diện có đưa ra vấn đề quan trọng là: “Cơ hội có dành cho chúng ta không phụ thuộc vào cách chúng ta nhìn nhận nền nông nghiệp 4.0 như thế nào? Thích ứng ra sao để có cơ hội phát triển”. Theo thống kê 60% các Start up ngành nông nghiệp thất bại ngay từ trong năm đầu tiên và 30% khó khăn trong 2 năm tiếp theo. Nguyên nhân chính yếu vẫn là khấu lựa chọn vấn đề để giải quyết cho nền nông nghiệp Việt Nam có thích hợp hay không?

 

TS. Đỗ Ngọc Chung tại Techfest 2017

Diễn giả Ts. Đỗ Ngọc Chung 

 

Các Start up có nhiều cơ hội thành công trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam do có điều kiện tiếp thu những ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, có cơ hội đón đầu nền kinh tế tri thức, thu hẹp khoảng cách với những nước đứng đầu. 

Tuy nhiên, thách thức đặt ra với các Start up không hề nhỏ. Đối với Cách mạng nền Công nghiệp 4.0 tại Việt Nam cũng đang là một khó khăn lớn, chưa nói đến Nền nông nghiệp 3.0 vẫn còn nhiều hạn chế, cho nên Startup cần có những đánh giá thật kỹ lưỡng vấn đền hiện tại, đưa ra giải pháp thật hữu ích, và phải khả thi trong việc thương mại hóa.

Cũng như một số nước trên thế giới, trong khu vực thì có Israel, nổi tiếng với nhiều sáng kiến công nghệ cao giúp ích nhiều cho người nông dân. Đặc biệt phải nói đến công nghệ tưới nhỏ giọt, tuy chưa hẳn là nông nghiệp 4.0 nhưng cũng rất hữu ích, với những lợi ích tuyệt vời như tiết kiệm nước, chống sói mòn, giữ được nhiều dinh dưỡng, điều khiển kiểm soát tốt sự phát triển của cây. Công nghệ này đã được rất nhiều nước sử dụng, trong đó Việt Nam chúng ta đang bắt đầu tuy nhiên mới chỉ là manh mún. Hoặc một số công nghệ khác như “Kén lưu trữ hạt”, lưu trữ được sản phẩm sau thu hoạch được lâu đảm bảo giá trị dinh dưỡng và giá thành nông sản. 

Câu hỏi mà mỗi một Startup đặt ra là Nông nghiệp Việt nam đang cần gì? Để xác định vấn đề như thế nào? Lên kế hoạch và hành động ra sao Theo quan điểm của Tiến Sĩ Đỗ Ngọc Chung, có 4 vấn đề còn tồn tại cần được ưu tiên giải quyết:

 

Thứ nhất: Vấn đề về VSATTP. Hiện nay việc sử dụng các chất kích thích tăng trưởng bừa bãi, đang gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như niềm tin của NTD đối với các nông sản trong nước.

Thứ Hai: Vấn đề về chất lượng sản phẩm: Từ việc sử dụng chất bảo vệ thực vật, kích thích tăng trưởng dẫn đến ô nhiễm nguồn đất, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của nông sản.

Thứ ba: Năng suất cũng là vấn đề và cũng là tiêu chí hàng đầu của các sáng chế sử dụng trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, các Start up cũng nên hợp lại chung sức với nhau chia sẻ những sáng kiến, ý tưởng tốt, tuyên truyền sâu rộng những công nghệ mới đến từng bà con nông dân.

Thứ tư: Xây dựng thị trường, phát triển kinh tế cho người nông dân, nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống cho người nông dân, cần nghiên cứu có các giải pháp phù hợp để đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ nông sản một cách bền vững.

 

2. Tại sao nói các ý tưởng Startup hướng tới nông nghiệp 4.0 thường thất bại

 

TS. Đỗ Ngọc Chung tại Techfest 2017

Ts. Đỗ Ngọc Chung phân tích về 4.0

 

Một là, cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp chưa rõ ràng, thiếu tính đột phá. Chính sách tín dụng đối với nông nghiệp nông thôn cần làm rõ vai trò trung tâm trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp để áp dụng các phương thức cho vay và cung ứng sản phẩm dịch vụ tài chính phù hợp.

Hai là, môi trường kinh doanh nông nghiệp không hấp dẫn. Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam có điểm số thấp về điều kiện quản lý, kinh doanh nông nghiệp. Môi trường kinh doanh giống cây trồng của Việt Nam ở mức 62,5/100 điểm, thấp hơn cả Campuchia, Bangladesh và Philippines. 

Ba là, đầu tư từ ngân sách nhà nước và các thành phần kinh tế vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Hiện nay, người nông dân đang gặp nhiều khó khăn trong việc làm thủ tục tín dụng quá phức tạp. Chưa linh hoạt điều kiện cho vay phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp, cải thiện điều kiện tiếp cận vốn. 

Bốn là, công tác quy hoạch kết cấu hạ tầng cho các vùng sản xuất nông nghiệp chưa đầy đủ. Quy hoạch kết cấu hạ tầng nông thôn chưa bảo đảm cho nhu cầu phát triển, cơ giới hóa, hiện đại hóa (quy mô đồng ruộng, giao thông nội đồng); Kết cấu hạ tầng nông thôn còn nhiều yếu kém, chưa tạo điều kiện ứng dụng máy móc trong sản xuất. Bên cạnh đó, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thấp, vốn tích lũy bình quân một hộ nông thôn 16,8 triệu đồng (2011) và rất bấp bênh. Vì vậy, khả năng tích lũy để đầu tư, mua sắm máy móc, trang thiết bị sản xuất của nông dân gặp nhiều khó khăn; công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện và quản lý nông nghiệp của nhà nước còn chưa hiệu quả; triển khai thực hiện các chính sách còn hạn chế.