Những lưu ý cần biết khi sử dụng rau mầm
Rau mầm là loại thực phẩm thực sự dinh dưỡng cho sức khoẻ con người. Nhưng không phải loại nào cũng tốt và có lợi cho sức khoẻ. Vậy những loại hạt mầm nào không được phép trồng để sử dụng và sử dụng rau mầm như thế nào cho đúng.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong mầm khoai tây và mầm của các loại dưa dây có chứa độc chất là alkaloid solanine. Khi bị ngộ độc với triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, tức ngực, nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Tuy rau mầm họ đậu được mệnh danh là giàu dưỡng chất, vitamin thúc đẩy quá trình phát triển và chống lão hóa nhưng một số đậu như đậu ván, đậu mèo, đậu kiếm, đậu trứng chim cũng có hàm lượng lớn glucozid sinh axit cyanhydric giống như trong măng và sắn nên ta không nên ăn rau mầm của những loại này. Chỉ nên sử dụng các loại rau mầm đã được nghiên cứu chứng minh là ăn được như rau mầm củ cải trắng, mầm lạc, đậu tương, súp lơ, rau muống…
Không nên ăn những cây măng mọc ở môi trường không có ánh sáng vì môi trường này độc tố của măng sẽ cao hơn nhiều. Khi chúng ta sản xuất tự túc rau mầm thì chỉ nên mua những hạt giống biết chắc chắn là ăn được rau mầm, không nên thử nghiệm để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. Tuy rau mầm giàu dinh dưỡng nhưng việc sử dụng rau mầm quá nhiều cũng đem lại những bất lợi cho sức khoẻ. Thông thường cứ 100g rau mầm sẽ có hàm lượng dinh dưỡng bằng với 1,5kg rau bình thường. Nó chứa nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nhờ vậy, loại rau này giúp nâng cao sức đề kháng, làm chậm quá trình lão hóa, mịn da. Hàm lượng chất xơ cao cũng giúp người ăn dễ tiêu hóa, hấp thụ và chuyển hoá các chất phức tạp.
Một số loại rau mầm ngoài việc sử dụng làm thực phẩm còn có chức năng làm thuốc như rau mầm súp lơ xanh chứa hàm lượng sulforaphan rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng chống ôxy hóa, ngăn ngừa các tế bào gây ung thư cho cơ thể người.
Rau mầm rất tốt, nhưng không nên ăn quá nhiều. Mỗi người chỉ cần ăn lượng rau mầm nhỏ bằng 1/10 - 2/10 rau trưởng thành. Chẳng hạn, nếu ăn 500g rau trưởng thành mỗi ngày thì chỉ nên ăn 50g rau mầm mỗi ngày. Không nên ăn rau mầm thay thế hoàn toàn rau trưởng thành mà nên ăn xen giữa các bữa rau trưởng thành. Chỉ nên sử dụng các loại rau mầm đã được nghiên cứu chứng minh là ăn được như rau mầm củ cải trắng, mầm lạc, đậu tương, súp lơ, rau muống... Và nên ăn rau mầm chín vì các hóa chất (nếu có) trong rau mầm có thể sẽ bị tiêu hủy hoặc giảm đi nhiều nếu rau được nấu chín. Và các mẹ nên tham khảo một số cách chế biến món ăn kết hợp với rau mầm để gia đình có bữa cơm ngon hơn.
Bài viết liên quan
-
Toàn Diện – Bắt nhịp hội nhập tại GROWTECH 2017
-
RA MẮT SẢN PHẨM THIẾT BỊ LÀM RAU GIÁ SẠCH ĐA NĂNG GV-102 NEW
-
Toàn Diện chung tay ủng hộ chương trình: “Tết vì trẻ em khuyết tật vùng lũ”
-
3 món ăn bổ dưỡng nhất được làm từ giá đỗ
-
DÙ KHÔNG THÍCH CŨNG NÊN THỬ ĂN GIÁ ĐỖ VÌ NÓ CÓ QUÁ NHIỀU LỢI ÍCH VỚI CƠ THỂ
-
Mẹ giáo dục trẻ bằng cách sử dụng thiết bị làm rau dinh dưỡng Happy
-
Toàn diện mở rộng hệ thống phân phối Lotte Mart, quý khách hàng vui mua sắm thả ga
-
Phễu thoát nước chống tràn - Vũ khí lợi hại trong mùa mưa
-
GIÀN TRỒNG RAU MẦM TOÀN DIỆN SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CHIẾU SÁNG
-
Bí quyết ăn giá đỗ sống không bao giờ ngộ độc