Giá trị dinh dưỡng của các loại rau mầm cho sức khỏe con người
Rau mầm, món ăn mới du nhập vào Việt Nam trong vài năm trở lại đây nhưng rất được yêu thích vì có giá trị dinh dưỡng cao hơn gấp nhiều lần so với rau trưởng thành. Lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe cao và phổ biến bao gồm mức độ cao của chất xơ, vitamin B phức tạp và protein. Giá đậu xanh cung cấp 32 calo và 0,84 gam chất xơ mỗi bát và 21-28 % protein. Rau mầm cũng chứa enzym tiêu hóa và một số thành phần cao cấp nhất của chất chống oxy hóa. Một chén rau mầm chứa 119 %vitamin C mà cơ thể cần trong ngày.Trong hầu hết các loại rau mầm đều có chứa một lượng chất có hại, chẳng hạn như tannin có trong hạt nhưng đều đã bị loại bỏ qua quá trình ngâm nước.
Rau mầm giàu chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe gồm có carotene, vitamin B2, vitamin E. Đặc biệt trong việc phòng ngừa lão hóa tế bào và làm đẹp cho phụ nữ. Có nhiều loại rau mầm và mỗi loại lại có công dụng riêng đối với sức khỏe.
Giá đỗ xanh bảo vệ răng miệng, chống lão hoá
Trong quá trình nảy mầm, hàm lượng vitamin C trong đậu xanh tăng lên gấp nhiều lần. Vitamin C đặc biệt hiệu quả trong việc tăng cường sức đề kháng.
Mầm đậu xanh có chứa chất Riboflavin có tác dụng tốt trong việc chống lão hoá tế bào, chống viêm và ngăn ngừa các bệnh về răng miệng như: nhiệt miệng, viêm lợi…
Ngoài ra, ăn giá đỗ xanh thường xuyên còn giúp làm giảm cholesterol và chất béo tích tụ trong các thành mạch máu.
Giá đỗ tương làm giảm huyết áp
Rau mầm đậu tương (giá đỗ tương) giàu hàm lượng các vitamin nhóm B, C và E hơn 190% so với khi còn nguyên hạt. Hiệu quả bảo vệ tim mạch, huyết áp và chống lão hoá tế bào theo đó càng cao.
Trong quá trình nấu nướng, các vitamin thường mất đi khá nhiều. Do vậy, khi chế biến món ăn với loại rau mầm này, bạn nên cho thêm một chút dấm nhằm giúp giữ lại hàm lượng vitamin B cao nhất có trong rau.
Rau mầm gạo lức thúc đẩy quá trình lưu thông mạch máu
Gạo lức nảy mầm cũng được coi là loại rau mầm bổ dưỡng bởi trong quá trình mọc mầm, loại enzyme protease được “đánh thức”. 2 loại enzyme đặc trưng này có khả năng làm giảm cholesterol và loại trừ những chất hóa học gây ra hiện tượng đông máu, từ đó làm mềm các mạch máu, giúp máu lưu thông dễ dàng.
Rau mầm lúa mạch tốt cho tiêu hoá
Trong các loại ngũ cốc, lúa mạch là loại thực phẩm chứa nhiều enzyme amylase nhất. Khi được ủ thành mầm, loại enzyme sẽ chuyển hoá thành chất chuyển hoá tinh bột thành đường cho cơ thể. Ngoài ra, enzyme này còn thúc đẩy sự tiết dịch trong dạ dày, từ đó giúp hệ tiêu hoá hoạt động dễ dàng hơn.
Rau mầm từ lạc giúp giảm cân
Sau khi nảy mầm, thành phần protein trong hạt lạc sẽ phân giải thành các axit amin giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ. Lượng vitamin cũng tăng cao trong khi hàm lượng chất béo giảm đi rất nhiều so với khi còn nguyên hạt. Loại rau mầm này còn giúp chống lão hoá tế bào, làm giảm huyết áp và ngăn ngừa hiện tượng nghẽn mạch máu não.
Rau mầm hạt cải kích thích ăn ngon, giảm mệt mỏi
Ngoài giàu hàm lượng vitamin C, sắt và canxi rất tốt cho cơ thể, vị cay ngọt nhẹ của loại rau mầm từ hạt cải có tác dụng kỳ diệu trong việc kích thích vị giác, tăng cường tiêu hoá và giảm mệt mỏi.
Để rau mầm có thể phát huy tác dụng các mẹ nên nghiên cứu thêm cách chế biến rau mầm kết hợp với các thực phẩm khác cho món ăn ngon và hấp dẫn hơn.
Chúc các mẹ có bữa ăn ngon- bổ dưỡng!
Bài viết liên quan
-
Thiết bị làm rau dinh dưỡng Happy, nguồn rau vô tận cho ngư dân vùng biển
-
Thiết bị làm rau dinh dưỡng Happy – món quà ghi điểm trong mắt mẹ chồng
-
Đội ngũ nhân viên Toàn Diện trẻ, năng động và đầy tài năng
-
Đồng hành với thiết bị làm rau giá sạch đa năng GV -102
-
KHÁCH HÀNG NÓI VỀ MÁY Ủ GIÁ TOÀN DIỆN 100KG
-
Tăm nguyên sinh TD – Thói quen xỉa răng vừa sạch, vừa an toàn
-
MÁY Ủ GIÁ CÔNG NGHIỆP
-
Vụ Trịnh Xuân Thanh và thói đạo đức giả của nhà cầm quyền BERLIN
-
Thách thức và cơ hội cho các Startup ngành Argritech tại Techfest 2017
-
Sự thật về sản phẩm của Toàn Diện trên đài truyền hình VTV